Mixtard 30 - Novo Nordisk

Thuốc Mixtard 30 100IU/ml có thành phần chính Insulin. Điều trị bệnh đái tháo đường type I và II.

Nhà sản xuất
Novo Nordisk A/S - Đan Mạch.

Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ x 10mL.

Dạng bào chế
Hỗn dịch tiêm.

Thành phần
Mỗi lọ thuốc chứa các thành phần:

- 30% Insulin hòa tan.

- 70% Insulin Isophane.

- Tá dược vừa đủ.

Tác dụng của thuốc 

Tác dụng của các thành phần chính 

- Thuốc Mixtard 30 100IU/ml là Insulin tác dụng kép. Dung dịch Insulin hòa tan có tác dụng nhanh và Insulin Isophane có tác dụng kéo dài.

- Cơ chế tác dụng: Insulin gắn kết vào các thụ thể trên tế bào cơ và mỡ. Vì vậy, Glucose dễ bị hấp thu và giảm tân tạo ở gan.

- Thời gian tác dụng: Tác dụng nhanh trong 30 phút sau khi tiêm, đạt nồng độ tối đa trong 2-8h tiếp theo và duy trì tác dụng đến 24h.

Chỉ định

Thuốc được sử dụng trong trường hợp: Bệnh đái tháo đường type I và đái tháo đường II. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và hoạt động phù hợp.

Cách dùng

Cách sử dụng

- Tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch.

- Vị trí tiêm: 

+ Vùng thành bụng, vùng đùi, vùng mông hoặc vùng cơ delta. Tuy nhiên, ưu tiên vị trí tiêm ở thành bụng vì đảm bảo sự hấp thu của thuốc.

+ Thay đổi vị trí tiêm trong vùng.

- Giữ kim tại vị trí tiêm ít nhất 6 giây để đảm bảo toàn bộ lượng thuốc đã được tiêm.

Liều dùng

- 1-2 lần/ngày.

- Liều dùng tùy thuộc từng tình trạng và nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh nhân, theo ý kiến của bác sĩ thường từ 0,3-1,0 IU/mL/kg/ngày. 

- Hiệu chỉnh liều dùng nếu có mắc các bệnh đi kèm: 

+ Tình trạng nhiễm trùng, sốt.

+ Các bệnh về thận, gan.

+ Các bệnh ảnh hưởng đến tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều

- Khi quên liều: 

+ Kiểm tra đường huyết khi nhớ ra.

+ Xác định khoảng thời gian quên liều: Nếu không quá 2 tiếng, có thể tiêm bù và điều chỉnh thời gian tiêm lần sau. Nếu quá 2 tiếng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Khi quá liều: Chưa có sự xác định rõ ràng. Tuy nhiên, hạ đường huyết có thể xảy ra nếu sử dụng liều cao hơn nhu cầu của bệnh nhân. Cần xử trí ngay khi xảy ra tình trạng này.

+ Giai đoạn nhẹ: Bổ sung bằng cách ăn hoặc uống các sản phẩm chứa đường.

+ Giai đoạn nặng: Cần có sự can thiệp của các nhân viên y tế, sử dụng tiêm Glucagon hoặc tiêm truyền tĩnh mạch Glucose. 

Chống chỉ định

Thuốc không được dùng trong các trường hợp:

- Hạ đường huyết.

- Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng phụ được báo cáo trong quá trình dùng thuốc là:

- Thường gặp: Hạ đường huyết.

- Ít gặp:

+ Nổi mề đay, nổi ban.

+ Đau dây thần kinh ngoại biên.

+ Bệnh võng mạc do đái tháo đường.

+ Loạn dưỡng mỡ tại vị trí tiêm dưới da.

+ Phù.

+ Phản ứng tại vị trí tiêm.

- Hiếm gặp: Rối loạn khúc xạ.

- Trong đái tháo đường type I, điều trị không đủ liều hoặc không liên tục có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết. 

Tương tác thuốc

Thuốc có thể xảy ra các tương tác khi phối hợp với các thuốc khác:

- Giảm nhu cầu sử dụng Insulin:

+ Thuốc đái tháo đường dạng uống.

+ Thuốc ức chế Monoamine Oxidase.

+ Thuốc chẹn kênh beta không chọn lọc.

+ Chất ức chế men chuyển Angiotensin.

+ Salicylate.

+ Steroid đồng hóa.

+ Sulfonamide.

- Tăng nhu cầu sử dụng Insulin:

+ Thuốc tránh thai dạng uống.

+ Thiazide.

+ Glucocorticoid.

+ Hormon tuyến giáp, hormone tăng trưởng.

+ Danazol.

+ Chất thần kinh giao cảm.

- Có thể tăng hoặc giảm nhu cầu Insulin: Octreotide, Lanreotide.

- Có thể tăng hoặc giảm tác dụng hạ đường huyết: Rượu và các chất chứa cồn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản

Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
- Phụ nữ có thai: 

+ Vì Insulin không qua được hàng rào nhau thai nên có thể dùng cho phụ nữ đang mang thai. 

+ Tuy nhiên cần có kiểm soát trong thời gian này: Điều chỉnh giảm liều trong 3 tháng đầu và tăng liều dần về sau; sau khi sinh hiệu chỉnh liều dùng như trước khi mang thai.

- Bà mẹ cho con bú: Sử dụng Insulin điều trị cho bà mẹ bị bệnh đái tháo đường không ảnh hưởng cho em bé. Tuy nhiên, có thể giảm liều dùng.

Những người lái xe và vận hành máy móc
Có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phản xạ của bệnh nhân trong khi lái xe và vận hành máy móc do ảnh hưởng của tác dụng hạ đường huyết. Vì vậy, bệnh nhân cần được thông báo về các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa trong trường hợp này. 

Điều kiện bảo quản

- Khi chưa sử dụng: 

+ Bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ từ 2-8 độ C.

+ Không để ngăn đông lạnh.

+ Tránh nguồn nhiệt và ánh sáng.

- Khi sử dụng: Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bảo quản, thời gian sử dụng thuốc khác nhau tính từ lần mở đầu tiên.

+ Ở nhiệt độ phòng (25 độ C): dùng trong 6 tuần.

+ Ở nhiệt độ không quá 30 độ C: dùng trong 5 tuần.

- Không sử dụng: Trường hợp hỗn dịch không trắng và đục đồng nhất sau khi lăn.